Dưỡng ẩm là một khái niệm mà các chị em tuyệt đối không được quên khi muốn có một làn da đẹp. Da dù không bị bất cứ thương tổn nào thì dưỡng ẩm vẫn là một điều quan trọng và cần thiết. Kem dưỡng ẩm từ xưa đến nay luôn là vật bất ly thân trong quá trình chăm sóc da của chị em phụ nữ. Nhưng những năm gần đây, mặt nạ ngủ nổi lên như một trào lưu được phái đẹp ráo riết săn đón. Mặt nạ ngủ và kem dưỡng đâu mới là “siêu phẩm” thực sự cho làn da bạn? Liệu có nên dùng mặt nạ ngủ thay kem dưỡng  không? Kéo xuống dưới cùng Physiodermie tìm hiểu nhé!

1. Kem dưỡng là gì?

- Kem dưỡng là một sản phẩm được thiết kế dưới dạng kem hoặc gel, có kết cấu đặc hơn tất cả các sản phẩm dưỡng da khác. Kem dưỡng ẩm ban đêm thường dày hơn và có nhiều dưỡng chất hơn kem dưỡng ẩm ban ngày. Vì thế, chúng như một lớp màng bảo vệ vững chắc, giàu độ ẩm, cung cấp nước và dưỡng chất để nuôi lớp biểu bì tự phục hồi và tái tạo trong suốt 8 tiếng cơ thể “ngủ”. Do đó có thể nói, kem dưỡng ban đêm đóng vai trò quan trọng để giúp làn da vừa có đủ độ ẩm cần thiết vừa bảo vệ và nuôi dưỡng da khỏe mạnh hơn. Kem dưỡng có thể dùng hàng ngày, thoa một lớp mỏng ở bước cuối cùng của chu trình dưỡng da.


2. Mặt nạ ngủ là gì?
- Mặt nạ ngủ đa số có kết cấu dạng gel lỏng cô đặc, thành phần chính là nước chiếm 80% và các dưỡng chất thiết yếu cho da. Mặt nạ ngủ có kết cấu lỏng, chứa các thành phần dịu nhẹ hơn kem dưỡng, giàu dinh dưỡng giúp phục hồi tái tạo da tốt hơn. Nhờ thiết kế dưới dạng gel nên mặt nạ ngủ phù hợp với tất cả mọi loại da. Do đó, mặt nạ ngủ tồn tại và thẩm thấu vào sâu trong lớp biểu bì giúp tái tạo những tế bào và cung cấp nước tầng sâu cho da. Đồng thời tạo thành 1 lớp màng để “khóa ẩm” từ các bước serum, bioarome, kem dưỡng ẩm, ngăn cản sự mất nước của da. Mặt nạ ngủ có thể thoa nhiều lớp mà không sợ bị bí da, tần suất sử dụng thường từ 2-3 lần mỗi tuần.

3. Có nên dùng mặt nạ ngủ thay kem dưỡng?

So sánh mặt nạ ngủ và kem dưỡng

- Mặt nạ ngủ và kem dưỡng ẩm đều là hai sản phẩm đóng vai trò chính là cung cấp nước và độ ẩm cho làn da. Nhưng nếu đặt lên bàn cân so sánh thì liệu chúng có điểm khác biệt gì? Có nên dùng mặt nạ ngủ thay kem dưỡng không?
* Kem dưỡng có thể chứa các chất như AHA, BHA, vitamin C, B5… nên kem dưỡng chỉ cung cấp cho da một độ ẩm nhất định và với lượng dùng nhỏ có thể để được qua đêm. Mặt nạ ngủ với lượng thoa dày hơn sẽ sẽ hạn chế các chất này vì để tránh những thành phần dễ kích ứng ở nồng độ cao dễ sinh ra mụn. Mặt nạ ngủ chứa đa phần là nước và các thành phần dịu nhẹ, nồng độ chất dinh dưỡng cao hơn, độ thẩm thấu và phục hồi da tốt hơn. Do đó nó làm tốt nhiệm vụ cung cấp nước, độ ẩm cho làn da, như một bữa tiệc buffet xịn xò không thể thiếu mỗi tuần. Giúp làn da nhận được nhiều hơn các lợi ích từ quá trình làm đẹp.

* Kem dưỡng chỉ nên thoa một lớp mỏng để tránh gây bí da tạo điều kiện cho mụn phát triển. Mặt nạ ngủ thường có kết cấu gel, mỏng, nhẹ nên có thể thoa nhiều lớp dày mà không sợ da bị “ngộp”.
* Kem dưỡng cung cấp ẩm nhất định và sử dụng kiên trì hàng ngày để đạt được hiệu quả như mong muốn. Mặt nạ ngủ có khả năng cấp ẩm cao, nhiều dưỡng chất và khả năng thẩm thấu trên da tốt hơn do đó mang lại hiệu quả tức thì vào sáng hôm sau.
* Kem dưỡng cung cấp ẩm nhất định và sử dụng kiên trì hàng ngày để đạt được hiệu quả như mong muốn. Mặt nạ ngủ có khả năng cấp ẩm cao, nhiều dưỡng chất và khả năng thẩm thấu trên da tốt hơn do đó mang lại hiệu quả tức thì vào sáng hôm sau.

Có nên dùng mặt nạ ngủ thay kem dưỡng?
- Kem dưỡng ẩm ban đêm cấp ẩm và nuôi dưỡng làn da của bạn thêm khỏe khoắn nên sử dụng chúng mỗi ngày là một điều tất nhiên. Mặt nạ ngủ cung cấp ẩm cao, nhiều dinh dưỡng, mang lại hiệu quả tức thì nên sử dụng chúng 2-3 lần mỗi tuần để da hấp thu đủ lượng chất cần thiết. Theo quan điểm cá nhân mình, mỗi loại mỹ phẩm sinh ra đã mang một công dụng khác nhau và không loại nào có thể thay thế hoàn toàn cho nhau được. Tuy nhiên, mặt nạ ngủ có thể thay thể kem dưỡng nếu bạn hiểu rõ tình trạng da của mình. Chọn đúng loại mặt nạ ngủ có kết cấu mỏng, nhẹ, dễ thẩm thấu và không quá nhiều dưỡng chất với nồng độ cao khiến da khó hấp thu thì hoàn toàn có thể dùng mặt nạ ngủ như một loại kem dưỡng sử dụng hàng ngày.